Danh sách câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp nhất

Vượt qua vòng sơ tuyển hồ sơ không có nghĩa là bạn đã chiến thắng, đó mới chỉ là nửa chặng đường mà bạn phải trải qua. Vòng phỏng vấn mang ý nghĩa quyết định nhiều hơn, do đó nhân viên kinh doanh nhất định phải hoàn thành xuất sắc các thử thách nhận được. Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh kèm gợi ý trả lời sau đây sẽ giúp bạn tự tin hơn, hãy theo dõi để gia tăng cơ hội bạn nhé.

1. Top câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh hay gặp nhất

1.1. Vai trò của mạng xã hội trong kinh doanh quan trọng thế nào?

Ngày nay, mạng xã hội là công cụ không thể thiếu trong kinh doanh. Hầu hết những nhà bán hàng hay tổ chức kinh doanh không thể bỏ qua sử dụng nó để tiếp cận khách hàng.

Đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết xem ứng viên của mình có phải là người nắm bắt xu hướng của thời cuộc, họ có phải là người nhanh nhạy trong cuộc sống hay không.

Vai trò của mạng xã hội trong kinh doanh quan trọng thế nào
Vai trò của mạng xã hội trong kinh doanh quan trọng thế nào?

Gợi ý trả lời:

Khách quan mà nói, đây không phải là một câu hỏi quá khó, ứng viên cần bình tĩnh và suy nghĩ kỹ càng sẽ trả lời được. Bạn có thể nêu ra một vài vai trò quan trọng của mạng xã hội trong kinh doanh chẳng hạn như gia tăng lượt tiếp cận với khách hàng tiềm năng, có thể chạy quảng cáo để tạo đơn hiệu quả, người dùng tin tưởng hơn vào doanh nghiệp khi mạng xã hội hoạt động liên tục,...

1.2. Hãy nói về kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực kinh doanh?

Kinh nghiệm là thứ mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn ứng viên của mình sở hữu, đặc biệt là vị trí nhân viên kinh doanh. Vậy bạn sẽ trả lời thế nào khi được hỏi câu hỏi này?

Gợi ý trả lời:

Đơn giản thôi, hãy nói sự thật về kinh nghiệm của mình. Nếu bạn đã từng làm việc cho doanh nghiệp nào đó tại vị trí nhân viên kinh doanh thì cần nêu ra tên vị trí, chức danh, số năm kinh nghiệm và những gì mình học tập được từ việc làm đó. Có vẻ hơi dài dòng nhưng đó là những thông tin cần thiết mà nhà tuyển dụng muốn khai thác ở một ứng viên kinh doanh có kinh nghiệm. 

Trong trường hợp bạn là người chưa có kinh nghiệm thì sao? Đừng quá lo lắng bởi bạn vẫn có cơ hội. Hãy nêu những thành tích xuất sắc của mình trong học tập, điểm thêm một số hoạt động cụ thể làm nổi bật giá trị của mình với công việc này.

Một bí kíp giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng ở câu hỏi này đó chính là khi đưa ra kinh nghiệm, hãy cố gắng nhắc đến các con số ấn tượng mà bạn đã tạo ra. Đây chính là căn cứ hữu hiệu để bạn được ưu tiên hơn những ứng viên còn lại, đừng bỏ qua nhé.

1.3. Đâu là những yếu tố tạo nên một nhân viên kinh doanh giỏi?

Đâu là những yếu tố tạo nên một nhân viên kinh doanh giỏi
Đâu là những yếu tố tạo nên một nhân viên kinh doanh giỏi?

Doanh nghiệp luôn trọng dụng những người biết rõ khả năng của bản thân và biết phấn đấu cho sự nghiệp của mình. Chính vì thế mục đích của câu hỏi này là để tìm người như vậy.

Câu hỏi này cũng được đánh giá là không khó, cũng không có đáp án nào cụ thể. Chủ yếu nhà tuyển dụng muốn xem nhận thức về vai trò của bản thân của ứng viên đến đâu. Vậy bạn sẽ trả lời sao để hợp ý họ?

Gợi ý trả lời:

Hãy nhắc đến những kỹ năng mà theo bạn chúng là cần thiết cho nhân viên kinh doanh, chẳng hạn như chốt sale hiệu quả, kỹ năng giao tiếp, đàm phán, biết tạo mối quan hệ với khách hàng,... Ngoài ra, bạn cũng cần có tính hoà đồng, khéo léo trong cách ứng xử để xử lý các tình huống phát sinh một cách ổn thỏa nhất.

Hãy nhắc đến sự chăm chỉ và tính trách nhiệm, kỷ luật trong công việc bởi đây cũng là những yếu tố tạo nên sự thành công cho nhân viên kinh doanh. Tất cả những yếu tố trên hãy cố gắng nhắc đến để có cơ hội ghi điểm tuyệt đối trong câu hỏi này nhé.

1.4. Hãy nói về cách bạn tạo mối quan hệ với khách hàng?

Có thể nói việc kinh doanh của bạn có thành công hay thất bại phụ thuộc nhiều vào cách bạn tạo mối quan hệ với khách hàng. Doanh nghiệp khi tuyển dụng vị trí nhân viên kinh doanh, họ mong muốn ứng viên của mình có được yếu tố này. Vậy làm thế nào để bạn chinh phục nhà tuyển dụng?

Gợi ý trả lời:

Chẳng cần biết bạn giỏi nghiệp vụ đến đâu, bạn am hiểu về sản phẩm như thế nào nhưng nếu không có mối quan hệ thì chắc chắn những thứ đó chẳng có tác dụng gì cả.

Duy trì mối quan hệ với khách hàng luôn là yếu tố cần thiết với một người kinh doanh, chính vì thế hãy làm rõ ưu điểm này để nhà tuyển dụng biết. Bạn có thể nhắc đến phương án giảm giá, chiết khấu hay tặng quà cho khách hàng vào những dịp quan trọng như sinh nhật, lễ tết,...

Đây đều là những cách hiệu quả giúp người làm kinh doanh thu hút khách hàng tiềm năng, đồng thời cũng giữ được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng của mình.

1.5. Bạn thường sử dụng phương án chốt sale nào và hiệu quả ra sao?

Bạn thường sử dụng phương án chốt sale nào và hiệu quả ra sao
Bạn thường sử dụng phương án chốt sale nào và hiệu quả ra sao?

Đây là một câu hỏi mang tính chủ quan, không có đáp án chính xác. Thông qua câu trả lời của bạn nhà tuyển dụng sẽ nắm rõ sự hiểu biết cũng như khả năng đáp ứng công việc của bạn đến đâu.

Gợi ý trả lời:

Dựa trên góc độ cá nhân và những gì bạn đã làm trong thực tế, bạn thấy đâu là phương án chốt sale hiệu quả nhất thì hãy trình bày với nhà tuyển dụng nhé. Một số phương án hiệu quả như tạo tính khan hiếm cho sản phẩm, cho khách hàng trải nghiệm thử sản phẩm, đưa ra các giải pháp thay thế,...

Các phương án này không cần đúng với mọi người, chỉ cần đúng với bạn. Và để thông tin trở nên thuyết phục, hãy đưa ra dẫn chứng cụ thể về kết quả của việc làm đó nhé.

1.6. Bạn nghĩ nhân viên kinh doanh phải chịu những áp lực gì?

Nhân viên kinh doanh là người phải chịu rất nhiều áp lực, nhà tuyển dụng muốn biết bạn gặp phải những áp lực nào, và chúng có thực sự phù hợp hay không?

Gợi ý trả lời:

Mỗi người làm kinh doanh sẽ gặp phải những áp lực khác nhau, do đó đây cũng không phải câu hỏi mang tính đúng sai và bạn sẽ trả lời theo quan điểm cá nhân. Bạn có thể nêu ra một vài áp lực mà mình từng đối mặt chẳng hạn như áp lực doanh số, áp lực từ phía khách hàng, áp lực từ cấp trên, áp lực khi tư vấn cho khách hàng khó tính,...

Tuy nhiên đừng dừng lại ở đó, bạn hãy nói rằng mặc dù gặp phải chúng thường xuyên nhưng không vì thế mà bạn cảm thấy chán công việc hiện tại. Bạn luôn tìm kiếm giải pháp để khắc phục những áp lực đó, làm sao để công việc đạt hiệu quả cao nhất.

1.7. Bạn sẽ xử lý thế nào khi bị khách hàng từ chối?

Bạn sẽ xử lý thế nào khi bị khách hàng từ chối
Bạn sẽ xử lý thế nào khi bị khách hàng từ chối?

Nhân viên kinh doanh bị khách từ chối là điều hết sức bình thường, nhà tuyển dụng muốn biết giải pháp mà bạn xử lý tình huống này như thế nào và cách thực hiện đó có hiệu quả hay không.

Gợi ý trả lời:

Mặc dù gặp khá nhiều trong công việc nhưng không phải ứng viên nào cũng biết cách xử lý khéo léo. Hãy đưa ra câu trả lời của một cách thuyết phục như là hỏi rõ lý do vì sao khách hàng không đồng ý, đưa ra những phương án thay thế thuyết phục,...

Tham khảo thêm: Seller là gì? Những điều cần biết về nghề seller

2. Một số câu hỏi phỏng vấn khác cho ứng viên kinh doanh

Một số câu hỏi phỏng vấn khác cho ứng viên kinh doanh
Một số câu hỏi phỏng vấn khác cho ứng viên kinh doanh

Một số câu hỏi phỏng vấn khác mà ứng viên kinh doanh có thể gặp bao gồm:

Câu hỏi 1: Khi nào thì bạn ngừng theo đuổi một khách hàng?

Câu hỏi 2: Làm thế nào bạn lấy lại tinh thần khi gặp phải những điều tồi tệ nhất?

Câu hỏi 3: Bạn hy vọng gì với vị trí nhân viên kinh doanh mình ứng tuyển?

Câu hỏi 4: Bạn sẽ làm gì để hàng tháng đều vượt KPI định mức?

Câu hỏi 5: Trong quy trình bán hàng, bạn yêu thích và tự tin với khâu nào nhất?

Câu hỏi 6: Bạn đã từng gặp rủi ro trong công việc? Bạn khắc phục nó như thế nào?

Câu hỏi 7: Vị trí nào trong tương lai mà bạn mong đợi nhất?

Câu hỏi 8: Bạn có ý định làm công việc này trong bao lâu?

Câu hỏi 9: Các kỹ năng hiện tại mà bạn có phù hợp với việc làm kinh doanh bao gồm những gì?

Câu hỏi 10: Khách hàng thường nói về bạn những gì?

Tham khảo thêm: Việc làm và cơ hội nghề nghiệp của ngành quản trị kinh doanh hiện tại

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Với những câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh nêu trên, hy vọng các ứng viên quan tâm sẽ sớm hoàn thành tốt phần ứng tuyển của mình. Nếu sở hữu công việc, hãy cố gắng thực hiện một cách tốt nhất, thành công sẽ mỉm cười với những người kiên trì và chăm chỉ.

5/5 (2 bình chọn)
Bài Viết Liên Quan
Danh sách câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp nhất Top 8 các mặt hàng kinh doanh lợi nhuận cao bạn không nên bỏ qua

Kinh doanh đang là sự lựa chọn mà rất nhiều người hướng đến bởi khả năng tạo ra lợi nhuận cao. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người đau đầu chính là nên lựa chọn kinh doanh mặt hàng gì để có thể có lãi tốt hơn. Và để giúp bạn giải đáp được thắc mắc này thì sau đây sẽ là top 8 các mặt hàng kinh doanh lợi nhuận cao mà bạn có thể tham khảo cho mình. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay nhé!

08/11/2022

xem thêm
Danh sách câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp nhất Founder là gì? Các yếu tố để trở thành một Founder chuyên nghiệp

Founder là từ mà bạn bắt gặp nhiều trong các lĩnh vực liên quan đến kinh doanh, thương mại đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp.

12/11/2019

xem thêm
Danh sách câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp nhất Đơn xin nghỉ phép và những điều có thể bạn chưa biết về nó

Bạn đã biết cách để viết đơn xin nghỉ phép để được ban lãnh đạo công ty chấp thuận chưa? Bài viết sau sẽ giúp bạn viết đơn xin nghỉ phép hay nhất.

15/11/2019

xem thêm