Tất cả những điều bạn cần phải tìm hiểu về Due diligence

Due diligence là thuật ngữ trong kinh doanh dùng để chỉ những cuộc điều tra mang tính pháp lý, được thực hiện để xác nhận rằng một khoản đầu tư...

Due diligence là một thuật ngữ trong kinh doanh dùng để chỉ những cuộc điều tra mang tính pháp lý, được thực hiện để xác nhận rằng một khoản đầu tư hoặc việc thu mua lại một doanh nghiệp có thực sự mang lại lợi nhuận cho người mua. Thẩm định chuyên sâu là một quá trình với nhiều mốc thời gian phức tạp, tùy thuộc vào quy mô của việc sáp nhập hoặc mua lại.

Due Diligence là gì? Cùng tìm hiểu về Due Diligence

Khi nào quá trình thẩm định chuyên sâu được thực hiện?

Trên thực tế, thẩm định chuyên sâu thường xảy ra khi một doanh nghiệp bán quyền sở hữu đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể nhất định nào đó, hoặc khi một doanh nghiệp cố gắng hợp nhất, mua lại hay tham gia hợp tác với một công ty khác.

Nói chung, Due diligence hầu hết đều được thực hiện trên toàn bộ doanh nghiệp với một quy mô lớn. Nó cũng có thể được chia thành ba loại thẩm định chuyên sâu chính, đó là: sở hữu trí tuệ, kinh doanh (bao gồm cả nguồn nhân lực) và kế toán tài chính.

Quá trình thẩm định sở hữu trí tuệ tập trung vào việc  làm rõ chất lượng tài sản trí tuệ của công ty và đánh giá những giá trị thương hiệu mà công ty nắm giữ trên thị trường, đồng thời đánh giá sự hiệu quả trong kinh doanh và xem xét cách thức hoạt động, cách thức tổ chức của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kế toán hoặc thẩm định tài chính liên quan đến việc xem xét nguồn vốn và giải quyết những vấn đề tài chính.

Tuy nhiên, mặc dù có ba loại tiêu chuẩn trong quy trình thẩm định chuyên sâu thì Due diligence có thể bao gồm trong hầu hết mọi hoạt động của công ty và doanh nghiệp, bao gồm việc thực hiện các chiến dịch tiếp thị, kiểm toán môi trường, thói quen sản xuất, thậm chí nó còn đề cập đến cả cách công ty quản lý thông tin và truyền thông nội bộ của công ty.

Tham khảo thêm: Vòng đời của sản phẩm là gì?

Như vậy, quá trình thẩm định chuyên sâu được diễn ra như thế nào ?

Quá trình thẩm định có thể bao gồm nhiều bước được thực hiện lặp đi lặp lại, đồng thời những luật sư chịu trách nhiệm cho lĩnh vực này cũng cố gắng làm việc thông qua những dữ liệu thông tin cần thiết đã được cung cấp bởi các doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình này có thể được chia nhỏ thành ba bước hoặc ba giai đoạn khác nhau như sau:

- Bước đầu tiên: Chuẩn bị.

Trong giai đoạn này, luật sư đặt ra các mục tiêu và ưu tiên cho công việc thu thập và tìm kiếm những thông tin về doanh nghiệp cần thẩm định. Đây thường là thời gian được sử dụng để nêu ra một mục tiêu chung và khái quát nhất, cũng như bất kỳ những công việc nào khác, quá trình này cần có sự giám sát của những bên liên quan. Ở giai đoạn này, nó cho phép các doanh nghiệp có thể dễ dàng biết rằng mình cần ưu tiên những gì  và xác định những yếu tố quan trọng trong quá trình thẩm định.

- Tiếp theo, giai đoạn điều tra là quá trình thu thập và đánh giá các tài liệu, phỏng vấn và tìm kiếm bất kỳ thông tin liên quan có giá trị nào khác. Khi họ thu thập và kiểm tra hồ sơ, luật sư và các nhóm pháp lý có thể đưa ra ý kiến về việc mua lại hoặc sáp nhập  một công ty này có thực sự đáng giá hay không.

- Cuối cùng, giai đoạn kết quả là cơ hội để nhóm pháp lý trình bày dữ liệu và đưa ra những phân tích hoặc ý kiến đã rút ra được trong suốt quá trình thực hiện việc thẩm định ấy. Chúng thường được cung cấp dưới dạng văn bản nhưng cũng có thể được truyền đạt bằng lời nói, tùy thuộc vào quy mô của công ty hoặc thậm chí là sở thích cá nhân của từng người.

Due diligence là gì? Tìm hiểu về Due diligence

Tại sao thẩm định chuyên sâu lại thực sự cần thiết ?

Trên thực tế, không có một yêu cầu pháp lý nào buộc một doanh nghiệp phải thực hiện quy trình thẩm định này; tuy nhiên, điều này vẫn được ưu tiên hơn rất nhiều việc một doanh nghiệp không hề thực hiện bất kỳ sự thẩm định pháp lý nào trước khi đưa ra một quyết định có ảnh hưởng lớn tới tương lai phát triển của công ty.

Nó cho phép bảo vệ công ty của bạn theo các điều khoản bảo hiểm đặc biệt, đồng thời cũng bảo vệ các doanh nghiệp khỏi các hành vi sai trái trong quá trình sáp nhập hoặc mua lại. Những hành vi bất hợp pháp này có thể bao gồm lỗi hợp đồng, sai sót các điều khoản và đưa ra những thông tin sai lệch.

Tham khảo thêm: Kỹ năng quản trị hiệu quả

Kết luận

Có thể nói, một quy trình thẩm định pháp lý cũng có thể đảm bảo rằng việc mua lại một công ty nào đó có khả năng cao được hoàn thành hơn.  Mặc dù bên cạnh đó, quá trình thẩm định chuyên sâu cũng đòi hỏi một khoảng thời gian và tiền bạc nhất định, thế nhưng chi phí phải bỏ ra này thực sự không đáng kể khi so sánh với việc mua lại thất bại của doanh nghiệp bạn.

=> Đọc thêm:

5/5 (2 bình chọn)
Bài Viết Liên Quan
Tất cả những điều bạn cần phải tìm hiểu về Due diligence Top 8 các mặt hàng kinh doanh lợi nhuận cao bạn không nên bỏ qua

Kinh doanh đang là sự lựa chọn mà rất nhiều người hướng đến bởi khả năng tạo ra lợi nhuận cao. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người đau đầu chính là nên lựa chọn kinh doanh mặt hàng gì để có thể có lãi tốt hơn. Và để giúp bạn giải đáp được thắc mắc này thì sau đây sẽ là top 8 các mặt hàng kinh doanh lợi nhuận cao mà bạn có thể tham khảo cho mình. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay nhé!

08/11/2022

xem thêm
Tất cả những điều bạn cần phải tìm hiểu về Due diligence Founder là gì? Các yếu tố để trở thành một Founder chuyên nghiệp

Founder là từ mà bạn bắt gặp nhiều trong các lĩnh vực liên quan đến kinh doanh, thương mại đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp.

12/11/2019

xem thêm
Tất cả những điều bạn cần phải tìm hiểu về Due diligence Đơn xin nghỉ phép và những điều có thể bạn chưa biết về nó

Bạn đã biết cách để viết đơn xin nghỉ phép để được ban lãnh đạo công ty chấp thuận chưa? Bài viết sau sẽ giúp bạn viết đơn xin nghỉ phép hay nhất.

15/11/2019

xem thêm