Khi nói về hàng tồn kho, nhiều người thường nghĩ ngay đến những lô hàng bị ế và tồn lại trong xưởng. Thực chất, trong kinh tế học thì đây là một khái niệm phổ biến với nhiều điểm cần lưu ý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn kiến thức đầy đủ, chính xác về hàng tồn kho để tránh hiểu nhầm về mặt hàng này.
Hàng tồn kho, hay hàng lưu kho, là những mặt hàng sản phẩm được doanh nghiệp dự trữ để bán ra sau cùng.
Có thể hiểu hàng tồn kho gồm những mặt hàng dự trữ được công ty sản xuất ra để kinh doanh, buôn bán và những thành phần tạo nên sản phẩm. Vì vậy, hàng tồn kho có thể xem là sợi dây gắn kết việc sản xuất và bán sản phẩm. Không những vậy, hàng tồn kho còn là một bộ phận quan trọng trong tài sản ngắn hạn bởi nó chiếm một tỉ trọng lớn và có vai trò đáng kể trong việc sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
Có nhiều cách khác nhau để phân chia các loại hàng tồn kho nhưng có 2 cách phân loại chủ yếu thường thấy trong thực tế như sau:
Mặt hàng tồn kho của mỗi doanh nghiệp là khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dựa trên chủng loại hàng hóa thì có thể xem hàng tồn kho thành các sản phẩm thương mại như sau:
– Hàng hóa mua về để bán gồm các loại như hàng hóa trong kho, hàng hoá bất động sản, hàng mua đang trên đường vận chuyển, hàng gửi đi để bán hay hàng hóa được gửi đi để gia công chế biến.
– Thành phẩm đã được gửi đi bán và thành phẩm còn tồn kho.
– Hàng hóa dở dang bao gồm sản phẩm đã được hoàn thành, chưa hoàn thành hay chưa được làm thủ tục để nhập kho.
– Nguyên vật liệu hay các dụng cụ, công cụ còn tồn kho, đã mua nhưng đang trên đường vận chuyển hoặc đã được gửi đi gia công và chế biến hoặc.
– Chi phí kinh doanh của dịch vụ dở dang.
Nếu xét về đặc điểm của hàng hóa thì hàng tồn kho có thể được chia thành 4 loại cơ bản và được duy trì khác nhau giữa các công ty tùy thuộc vào tính chất của từng doanh nghiệp.
– Nguồn vật tư gồm các loại nhiên vật liệu, đồ dùng văn phòng và một số vật tư khác. Đây đều là những loại hàng rất cần thiết trong quá trình sản xuất hàng hóa.
– Nguyên liệu thô có thể hiểu là những nguyên liệu được bán đi cho đơn vị khác hay giữ lại để phục vụ cho quá trình sản xuất trong tương lai, những nguyên liệu đã mua nhưng đang trên đường vận chuyển hay được gửi đi để gia công và chế biến.
– Bán thành phẩm bao gồm những sản phẩm được phép dùng để phục vụ cho sản xuất, kể cả những sản phẩm vẫn chưa được hoàn thành và đã hoàn thành nhưng chưa được làm thủ tục để nhập kho thành phẩm.
– Thành phẩm là những sản phẩm đã được hoàn thành một cách hoàn toàn sau cả quá trình sản xuất.
Hàng tồn kho có nhiều loại khác nhau, nên tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp phải lựa chọn một phương pháp tính giá trị phù hợp. Trên thực tế, có 4 phương pháp chủ yếu để tính giá trị hàng tồn kho, bao gồm:
- Phương pháp tính theo giá đích danh (thực tế đích danh).
- Phương pháp tính bình quân gia quyền;
- Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO);
- Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)
Trong bài viết này, chúng ta sẽ chủ yếu tìm hiểu về phương pháp bình quân gia quyền, vì đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp và cũng là cách tính tiện lợi nhất.
Theo phương pháp này thì doanh nghiệp dựa vào giá trị trung bình từ đầu kỳ và cả trong kỳ của từng loại hàng tồn kho để tính giá trị của từng loại hàng đó. Tùy thuộc điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà giá trị bình quân sẽ được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về.
– Giá trị của hàng tồn kho, ta có công thức:
Giá trị hàng tồn kho = Số lượng tồn kho x Giá trị trung bình
– Giá trị trung bình được tính theo 02 phương pháp sau:
Giá trị trung bình cả kỳ dự trữ = (Giá trị thực tế hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị thực tế hàng nhập kho trong kỳ)/ (Số lượng hàng tồn kho đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ)
Ở phương pháp này, giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ sẽ được tính ở cuối kỳ. Tùy thuộc kỳ dự trữ mà doanh nghiệp áp dụng, giá đơn vị bình quân sẽ được tính dựa trên giá mua/ giá nhập/ lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ.
Giá trị trung bình sau mỗi lần nhập = (Trị giá thực tế vật tư, SP, hàng hóa tồn kho sau mỗi lần nhập)/ (Số lượng vật tư, SP, hàng hóa thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập)
Nếu doanh nghiệp thực hiện quản trị hàng tồn kho tốt sẽ có lợi rất lớn. Với sự hỗ trợ của tính năng quản lý hàng tồn kho trong hệ thống phần mềm BRAVO, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc quản trị hàng tồn kho, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí cho mỗi đợt kiểm tra tồn kho, đạt được hiệu quả tối ưu trong việc quản lý kho.
Hàng tồn kho chiếm vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh mua bán của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, hiểu được đầy đủ về hàng tồn kho sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn trong tương lai gần cũng như sẵn sàng ứng phó với những biến động của thị trường.
>>> Xem thêm các bài viết:
Kinh doanh đang là sự lựa chọn mà rất nhiều người hướng đến bởi khả năng tạo ra lợi nhuận cao. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người đau đầu chính là nên lựa chọn kinh doanh mặt hàng gì để có thể có lãi tốt hơn. Và để giúp bạn giải đáp được thắc mắc này thì sau đây sẽ là top 8 các mặt hàng kinh doanh lợi nhuận cao mà bạn có thể tham khảo cho mình. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay nhé!
08/11/2022
xem thêm
Founder là từ mà bạn bắt gặp nhiều trong các lĩnh vực liên quan đến kinh doanh, thương mại đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp.
12/11/2019
xem thêm
Bạn đã biết cách để viết đơn xin nghỉ phép để được ban lãnh đạo công ty chấp thuận chưa? Bài viết sau sẽ giúp bạn viết đơn xin nghỉ phép hay nhất.
15/11/2019
xem thêm