Người tham chiếu hay còn được gọi với một cái tên gọi khác là người tham khảo được định nghĩa là những người giúp nhà tuyển dụng xác nhận lại những thông tin mà ứng viên đã ghi trong CV là có đúng sự thật hay không. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá lại thực lực của bạn một lần nữa trước khi họ chính thức chọn bạn vào làm việc tại doanh nghiệp của họ.
Hiện nay, có rất nhiều các bạn trẻ thường bỏ qua thành phần này trong CV. Họ nghĩ rằng mục này không hoàn toàn cần thiết và mạnh dạn bỏ qua nó trong CV của mình. Nhưng hoàn toàn không phải là như vậy, nó cũng chiếm một vai trò quan trọng không chỉ riêng với bạn mà cả doanh nghiệp đang ứng tuyển bạn nữa.
Định nghĩa khái niệm người tham chiếu trong CV
Ngày nay, đối với nhiều ứng viên khi đi xin việc, họ sẵn sàng làm bản CV trở nên một cách hoàn hảo nhưng thực tế bản thân lại không được như những gì mà trong CV nêu ra. Cũng chính vì những điều này mà các nhà tuyển dụng ngày nay càng trở nên khắt khe hơn bao giờ hết. Lúc này, người tham chiếu trong CV chính là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với họ để xác nhận lại rằng những kinh nghiệm, kỹ năng, học vấn của bản trong CV có hoàn hảo đúng như bạn đã miêu tả hay không.
Bạn có nên chọn người thân hay không? Câu hỏi này rất nhiều luôn đặt câu hỏi và chưa trả lời được rằng là sẽ lựa chọn ai trong CV của mình. Là người quan trọng quyết định bạn có thể có được cơ hội việc làm mong muốn nên không thể tùy chọn một cách bừa bãi.
Đối với việc chọn người tin tưởng đủ hiểu mọi trình độ và kỹ năng của bạn nhất thì việc chọn người thân không là một lựa chọn tốt. Mặc dù người thân như bố, mẹ, ông bà là người hiểu rõ về con người bạn nhưng do cách xa về mặt tuổi tác và chuyên môn thì sẽ gây nhiều cản trở. Bạn bè thì sao? Bạn bè là những người hiểu ta nhất tuy nhiên việc chọn họ là người tham chiếu cũng không phải là một lựa chọn hoàn hảo do họ không thể biết rõ được những năng lực của bạn trong công việc như thế nào.
Nên chọn ai là người tham chiếu trong CV
Vậy, sẽ lựa chọn ai để làm người tham chiếu trong CV của bạn bây giờ? Để trả lời chính xác cho câu hỏi này thì bạn nên chọn những người sau đây:
- Hãy lựa chọn những người Sếp cũ, các đồng nghiệp cũ của bạn: Họ đều là những người có trình độ chuyên môn tốt và hiểu được những kinh nghiệm làm việc bạn đã viết trong CV. Khi chọn những người này làm người tham chiếu trong CV của bạn thì độ tin tưởng của nhà tuyển dụng sẽ cao hơn vì họ đều là những người trực tiếp làm việc với bạn trong quá khứ.
- Lựa chọn những người có trình độ chuyên môn cao, có thâm niên làm việc trong công việc mà bạn quen biết. Họ cũng có thể là người Bác hay bất cứ người nào mà bạn quen biết được trong mối quan hệ của mình.
- Ưu tiên những người có khả năng giao tiếp tốt, nhạy bén và có văn phong rõ ràng mạch lạc. Người có những yếu tố này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng thấy được những sự uy tín và tin tưởng. Nếu bạn chọn những người chỉ nói ấp úng, không có kỹ năng giao tiếp thì những thông tin của bản sẽ trở nên mất uy tín trong mắt nhà tuyển dụng.
Đây là một mối lo lắng cho cả ứng viên lẫn người tham chiếu vì không biết rằng nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những câu hỏi như thế nào về ứng viên và cách trả lời ra sao. Nhưng cũng đừng cảm thấy quá lo lắng vì nhà tuyển dụng sẽ không đặt những câu hỏi hóc búa để gây trở ngại cho người tham chiếu. Sau đây là những câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ đặt ra khi liên lạc với người tham chiếu:
Nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi gì cho người tham chiếu
- Bạn và ứng viên có mối quan hệ gì với nhau?
Mặc dù trong CV bạn đã ghi về thông tin của người tham chiếu và nhà tuyển dụng cũng có thể tự ngầm hiểu họ và bạn có mối quan hệ như thế nào với nhau. Tuy nhiên, người tuyển dụng vẫn muốn xác nhận xem lần nữa rằng họ có đúng như thông tin bạn đã ghi trong CV của mình không.
- Hãy cho tôi biết chức vụ công việc của ứng viên là gì?
Trước khi đi vào xác nhận thông tin về kinh nghiệm thực sự của bạn thì nhà tuyển dụng muốn biết trước đó là chức vụ của bạn ở doanh nghiệp cũ trước đó. Đối với người trả lời câu hỏi này là người tham chiếu thì cần đưa ra những thông tin mô tả công việc của ứng viên và thêm vào những một số tính cách nổi bật của họ tại nơi làm việc cũ như: hòa đồng và thân thiết với đồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao,...
- Thành tích, hiệu quả trong công việc mà ứng viên đạt được là gì?
Để biết được chất lượng công việc của ứng viên thì thông qua câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn người tham chiếu xác nhận xem những hiệu quả thực chất của ứng viên có những năng lực gì trong công việc. Đây cũng là thông tin quan trọng để nhà tuyển dụng cần xác định xem ứng viên có trung thực hay không.
Khi nhận được câu hỏi này từ nhà tuyển dụng thì người tham chiếu cần đưa ra được những điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên trong công việc cũ đó. Nếu như những gì mà người tham chiếu nói hoàn toàn khớp với thông tin mà ứng viên nêu ra trong CV thì sẽ là một điểm vô cùng lợi cho người ứng viên.
Câu hỏi gì người tham chiếu sẽ nhận được từ nhà tuyển dụng
- Người ứng viên có tác phong làm việc như thế nào?
Khi đã xác nhận lại những kinh nghiệm của ứng viên thì câu hỏi này nhà tuyển dụng đang muốn dò xét xem tính cách và phong thái làm việc của ứng viên có tinh thần, trách nhiệm trong công việc hay không. Đồng thời qua câu hỏi này để đánh giá tác phong làm việc đó có phù hợp với doanh nghiệp họ hay không.
Người tham chiếu hãy nêu ra các nội dung để trả lời như: Có tác phong làm việc tốt, luôn đi làm đúng giờ, có tinh thần cao khi làm việc…
- Bạn có điều gì không hài lòng về ứng viên không?
Câu hỏi này được rất nhiều nhà tuyển dụng hỏi người tham chiếu. Qua câu hỏi này người tuyển dụng muốn biết thêm về những khuyết điểm, mặt chưa tốt của ứng viên rồi mới xem xét có thực sự tuyển dụng họ làm việc cho mình hay không.Lúc này, người tham chiếu cần biết cách lựa chọn khéo léo câu trả lời thuyết phục nhất để trả lời nhà tuyển dụng.
Mục thông tin người tham chiếu đa số sẽ được trình bày ở cuối trang của CV. Cũng như các phần thông tin khác, phần thông tin này ứng viên cũng nên trình bày ngắn gọn và được biểu thị bằng những gạch đầu dòng. Khi đã có cho mình một người tham chiếu phù hợp thì ứng viên phải đảm bảo được các phần thông tin cơ bản của họ. Các thông tin này sẽ bao gồm như: Tên của người tham chiếu, số điện thoại người tham chiếu, địa chỉ hoặc văn phòng đại diện của người đó.
Cách viết thông tin người tham chiếu trong CV
Để tránh trường hợp khi nhà tuyển dụng gọi đến số điện thoại của người tham chiếu mà không bắt máy do đang trong quá trình làm việc hay thấy số lạ. Lúc này, người ứng viên phải tự chủ động để thông báo với người tham chiếu của mình về sự lựa chọn của bạn đối với họ hoặc note lại thông tin gọi vào giờ nghỉ ngơi của người tham chiếu trong CV.
Thế là vieclamkinhdoanh247.com đã giải đáp những thắc mắc chi tiết về người tham chiếu cho những ai còn còn chưa giải đáp được thắc mắc này. Mong rằng bạn sẽ lựa chọn được người tham chiếu hoàn hảo cho mình để cơ hội làm việc tại doanh nghiệp mà bạn mong ước đến gần hơn bao giờ hết.
Kinh doanh đang là sự lựa chọn mà rất nhiều người hướng đến bởi khả năng tạo ra lợi nhuận cao. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người đau đầu chính là nên lựa chọn kinh doanh mặt hàng gì để có thể có lãi tốt hơn. Và để giúp bạn giải đáp được thắc mắc này thì sau đây sẽ là top 8 các mặt hàng kinh doanh lợi nhuận cao mà bạn có thể tham khảo cho mình. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay nhé!
08/11/2022
xem thêm
Founder là từ mà bạn bắt gặp nhiều trong các lĩnh vực liên quan đến kinh doanh, thương mại đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp.
12/11/2019
xem thêm
Bạn đã biết cách để viết đơn xin nghỉ phép để được ban lãnh đạo công ty chấp thuận chưa? Bài viết sau sẽ giúp bạn viết đơn xin nghỉ phép hay nhất.
15/11/2019
xem thêm