Nhân viên kinh doanh là gì? Những thông tin cần biết về NVKD

Trong một công ty, doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh (NVKD) là vị trí không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng, giúp đem lại nguồn doanh thu khổng lồ. Có thể nói, nhân viên kinh doanh chính là những người “kiếm tiền chính” trong công ty, doanh nghiệp. Vậy bạn đã biết nhân viên kinh doanh là gì và công việc của nhân viên kinh doanh hay chưa? Cùng khám phá những thông tin về vị trí nhân viên kinh doanh qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nhân viên kinh doanh là gì và công việc của nhân viên Sales

1.1. Nhân viên kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh (tiếng Anh là Account Executive hay còn được Sales) là vị trí công việc liên quan tới quá trình hiểu rõ sản phẩm của công ty, doanh nghiệp, hiểu rõ tâm lý khách hàng, từ đó đưa ra những chiến lược quảng bá, kinh doanh để thu hút khách hàng, nhằm bán được các sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Hiểu đúng về nhân viên kinh doanh
Hiểu đúng về nhân viên kinh doanh

Hiểu một cách đơn giản thì nhân viên kinh doanh chính là người gắn kết sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp với khách hàng và là người đóng làm việc trực tiếp với khách hàng.

Mục đích chung của một nhân viên kinh doanh là làm thế nào để tăng lợi nhuận, doanh thu, nhanh chóng bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp.

1.2. Bản mô tả công việc của nhân viên kinh doanh chi tiết nhất

Sau khi đã biết được nhân viên kinh doanh là gì, liệu bạn có tò mò vị trí này làm những công việc nào hay không? Để hiểu hơn các công việc mà một nhân viên kinh doanh cần đảm nhiệm, hãy theo dõi phần dưới đây nhé!

1.2.1. Luôn duy trì mối quan hệ mật thiết với khách hàng

Để trở thành một nhân viên kinh doanh thành công, luôn duy trì mối quan hệ với khách hàng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Bạn cần phải luôn duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ, đồng thời phải tìm kiếm thêm nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Nhân viên kinh doanh cần duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng
Nhân viên kinh doanh cần duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng

Bởi vậy, bạn phải đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu đề ra và chuẩn bị trước tâm lý gặp gỡ khách hàng, đối tác thường xuyên.

1.2.2. Thuyết trình các kế hoạch

Nhân viên Sales ngoài việc duy trì quan hệ với khách hàng qua các cuộc gặp gỡ, thì sẽ cần phải thuyết trình, trình bày những ý tưởng của bản thân cho người quản lý trực tiếp của mình như giám đốc, trưởng phòng hay trưởng nhóm.

Trước khi triển khai công việc nào đó, lập kế hoạch trước sẽ giúp bạn hạn chế được những sai sót không cần thiết và rút ra được bài học kinh nghiệm.

1.2.3. Không ai hiểu rõ sản phẩm của công ty bằng bạn

Tất nhiên, để bán được hàng, bạn cần phải hiểu rõ ràng về sản phẩm của công ty, doanh nghiệp thì mới có thể tư vấn, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình. Từ đó, khách hàng mới có thể hiểu được sản phẩm, dịch vụ của bạn mang tới cho họ những gì, qua đó mới đưa ra quyết định mua hàng hóa, dịch vụ.

Một nhân viên kinh doanh không hiểu rõ sản phẩm có thể khiến khách hàng đánh giá bạn là người không đáng tin cậy và thiếu chuyên nghiệp. Bởi vậy, bạn cần phải hiểu tường tận về sản phẩm của công ty hơn ai hết.

Nhân viên kinh doanh là người hiểu rõ nhất sản phẩm của công ty
Nhân viên kinh doanh là người hiểu rõ nhất sản phẩm của công ty

Bên cạnh đó, bạn cần phải nắm được quy trình bán hàng gồm: Bán hàng, chăm sóc khách hàng, xử lý khiếu nại, giải quyết các thông tin của khách hàng… Các thông tin về khách hàng nên nhập đầy đủ vào các phần mềm, biểu mẫu của công ty, giúp bạn giải quyết được các vấn đề phát sinh về sau và hạn chế sai sót xảy ra.

1.2.4. Hoàn thành hợp đồng

Trong quá trình khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ, bạn cần xử lý, làm các thủ tục cần thiết và lập hợp đồng bán hàng, đốc thúc khách hàng nhanh chóng hoàn thành giấy tờ trong hợp đồng khi khách hàng đồng ý mua sản phẩm, dịch vụ.

Nếu sản phẩm, dịch vụ của bạn không cần ký hợp đồng với khách hàng thì bạn cần lưu thông tin khách hàng, hóa đơn mua hàng của khách hàng lên phần mềm của công ty.

1.2.5. Một số công việc khác

Nhân viên Sales ngoài các công việc kể trên sẽ cần làm một số công việc khác như: Đánh giá và phân tích về thị trường khách hàng tiềm năng; hỗ trợ quá trình kinh doanh bằng cách phối hợp với các phòng ban khác; báo cáo về kết quả kinh doanh và theo dõi doanh thu.

Nhân viên kinh doanh cần báo cáo kết quả mỗi ngày
Nhân viên kinh doanh cần báo cáo kết quả mỗi ngày

2. Trở thành nhân viên kinh doanh xuất sắc cần kỹ năng gì?

Một nhân viên kinh doanh xuất sắc đòi hỏi bạn cần có những kỹ năng cơ bản như sau:

2.1. Kỹ năng giao tiếp

Để có thể bán được hàng thì bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp, do đó đây chính là kỹ năng quan trọng nhất của một nhân viên kinh doanh. Có kỹ năng giao tiếp, bạn sẽ thỏa thuận, đàm phán dễ dàng hơn với khách hàng, qua cách nói chuyện của bạn với khách hàng thì họ có thể phần nào đoán được sự chuyên nghiệp của công ty bạn và bạn. Nhờ vậy, bạn có thể xây dựng được lợi thế cạnh tranh cực kỳ hoàn hảo và giúp bạn tạo được mối quan hệ lâu bền với khách hàng, tạo điều kiện cho những lần hợp tác sau này.

2.2. Hiểu biết và chẩn đoán tốt

Một nhân viên kinh doanh cần phải hiểu biết nhiều kiến thức khác nhau, từ xã hội, kinh tế tới văn hóa. Những hiểu biết này không cần biết quá nhiều, quan trọng nhất chính là hiểu biết rõ ràng về sản phẩm, dịch vụ của công ty. Bạn cần có khả năng chẩn đoán tốt, bởi mỗi khách hàng đều có tính cách, nhu cầu và hành vi khác nhau, từ đó mới giúp khách hàng nhận thức đúng đắn, bị thuyết phục về sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang giới thiệu.

Nắm bắt và hiểu được diễn biến tâm lý của khách hàng
Nắm bắt và hiểu được diễn biến tâm lý của khách hàng

2.3. Nghiên cứu và chuẩn bị là kỹ năng cần thiết

Để tránh thất bại, trước khi bắt đầu trao đổi với khách hàng của mình, bạn cần phải có sự chuẩn bị. Khi chuẩn bị trước, bạn sẽ không bị “cứng lưỡi” khi trả lời khách hàng, từ đó bạn có thể tự tin, thoải mái thuyết phục khách hàng và xử lý các cuộc trao đổi giúp bạn hợp tác với khách hàng suôn sẻ.

2.4. Kỹ năng hợp tác tốt

Nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng hợp tác tốt để có thể cùng khách hàng tìm ra các giải pháp, phương án mới. Ngoài việc giới thiệu khách hàng tới dịch vụ, sản phẩm của mình, bạn cần thể hiện làm sao để khách hàng cảm thấy họ chính là một phần quan trọng trong công ty, giúp họ cảm thấy tự tin khi đưa ra những giải pháp thiết lập mới. Từ đó, khách hàng và bạn sẽ thu hẹp khoảng cách, tạo sự tin tưởng lẫn nhau cũng như bạn có thể giúp đỡ, hỗ trợ khách hàng dễ dàng và nhanh chóng.

2.5. Chú ý tới vẻ ngoài

Trong lần gặp đầu tiên, khách hàng sẽ cảm thấy ấn tượng khi bạn giữ vẻ ngoài chỉn chu, chuyên nghiệp và một nụ cười tươi. Khi trở nên thoải mái, tự tin và cởi mở, khách hàng sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong cuộc nói chuyện với bạn, từ đó nhanh chóng chốt đơn hơn.

3. Nhân viên kinh doanh có thu nhập ra sao?

Tùy theo kinh nghiệm, cách tư vấn và một phần “duyên” với nghề, mức lương trung bình của một nhân viên kinh doanh sẽ khác nhau. Mức lương trung bình của nhân viên kinh doanh đối với những người chưa có kinh nghiệm sẽ dao động từ 3 triệu tới 6 triệu đồng; có kinh nghiệm từ 2 đến 5 năm thì mức lương trung bình sẽ dao động từ 6 triệu đến 10 triệu đồng; khi có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm, lương của nhân viên kinh doanh trung bình sẽ từ 13 tới 35 triệu đồng/ tháng.

Bạn càng chốt được nhiều đơn hàng thu nhập của bạn sẽ càng cao
Bạn càng chốt được nhiều đơn hàng thu nhập của bạn sẽ càng cao

Ngoài mức lương hấp dẫn, nhân viên kinh doanh còn có chính sách hoa hồng và phụ cấp đặc biệt hấp dẫn như: Tính phần trăm cố định trên tổng số doanh thu của công ty; tính hoa hồng theo các điều kiện đi kèm hay theo cấp bậc với từng mức doanh thu cụ thể; tính hoa hồng theo vị trí, thâm niên làm việc và phần trăm trên tổng dự án kinh doanh.

Như vậy, qua bài viết này, hy vọng bạn đã biết được nhân viên kinh doanh là gì cũng một số thông tin thú vị về vị trí này. Để trở thành nhân viên kinh doanh, bạn cần trau dồi những kiến thức, kỹ năng cần thiết, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng. Đây là một ngành nghề với mức lương hấp dẫn, phần trăm hoa hồng theo doanh thu, dự án đặc biệt cao, do đó nếu mong muốn làm giàu thì bạn có thể thử sức với công việc này.

5/5 (2 bình chọn)
Bài Viết Liên Quan
Nhân viên kinh doanh là gì? Những thông tin cần biết về NVKD Bí quyết kinh doanh - Chìa khóa thành công của doanh nghiệp hiện nay

Bí quyết kinh doanh thành công là gì? Bài viết sau sẽ giúp quý vị biết phương pháp kinh doanh hiệu quả để giúp công ty ngày càng phát triển hơn.

12/11/2019

xem thêm
Nhân viên kinh doanh là gì? Những thông tin cần biết về NVKD Hướng dẫn tìm hiểu về nhu cầu khách hàng trong kinh doanh mới nhất

Việc đáp ứng được tốt và hiểu được nhu cầu của khách hàng sẽ làm cho doanh thu cửa hàng tăng cao. Vậy bí quyết tìm hiểu nhu cầu khách hàng thế nào?

12/11/2019

xem thêm
Nhân viên kinh doanh là gì? Những thông tin cần biết về NVKD Những cách thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp mới nhất

Doanh số bán hàng là gì? Nó có vai trò thế nào đối với doanh nghiệp? Làm sao để thúc đẩy doanh số bán hàng? Cùng đi tìm hiều chi tiết bài này.

12/11/2019

xem thêm