Ý tưởng kinh doanh là gì? Yếu tố tạo nên ý tưởng kinh doanh thành công

Ý tưởng kinh doanh là cơ sở để làm nên thành công cho mỗi chiến dịch kinh doanh. Để có được ý tưởng kinh doanh tốt thì bạn cần hiểu rõ thị trường và những xu thế đang hot ở thời điểm đó. Tuy thế có vẻ như ngay cả nhiều người làm kinh doanh vẫn chưa thực sự hiểu về ý tưởng kinh doanh hoặc hiểu rất mơ hồ về khái niệm này. Vậy ý tưởng kinh doanh là gì? Làm thế nào để xây dựng ý tưởng kinh doanh? Tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1. Ý tưởng kinh doanh là gì? Ý tưởng kinh doanh được hình thành từ đâu?

1.1. Ý tưởng kinh doanh là gì?

Ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ, sáng kiến, sáng tạo nhằm áp dụng vào trong các chiến lược kinh doanh của cá nhân hay tổ chức với mục đích cuối cùng là đạt được lợi ích về kinh tế. Ý tưởng kinh doanh là không có giới hạn và luôn có nhiều hơn một.

Ý tưởng kinh doanh là gì
Ý tưởng kinh doanh là gì

Mức độ khả thi và thành công của ý tưởng kinh doanh là không được bảo đảm bởi luôn có những biến số xảy ra trong quá trình hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh. Chưa kể để  một ý tưởng kinh doanh thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Đôi khi bạn làm tốt khâu hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh nhưng chưa chắc ý tưởng đó đã thành công. Để tăng khả năng thành công của ý tưởng kinh doanh thì bạn phải đi đúng hướng ngay từ những bước đầu tiên và kiên trì với ý tưởng của mình.

1.2. Ý tưởng kinh doanh được hình thành từ đâu?

Sau khi tìm hiểu ý tưởng kinh doanh là gì, tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về nguồn gốc hình thành nên ý tưởng kinh doanh.

Vậy ý tưởng kinh doanh được hình thành từ đâu?

1.2.1. Phân tích thị trường

Mọi ý tưởng kinh doanh đều phải phù hợp với thị trường mà người làm kinh doanh nhắm tới. Chính vì thế nên nói thị trường chính là cơ sở quan trọng để hình thành ý tưởng kinh doanh.

Phân tích thị trường để tìm ra ý tưởng kinh doanh hợp với nhu cầu
Phân tích thị trường để tìm ra ý tưởng kinh doanh hợp với nhu cầu

Trong đó, đối tượng đầu tiên mà bạn cần quan sát đó chính là người tiêu dùng, cần biết được họ muốn gì, làm gì, nghĩa gì và cần gì ở thời điểm đó. Khi hiểu rõ được những dịch vụ, sản phẩm mà người tiêu dùng và thị trường đang cần, đồng nghĩa với việc bạn đã có một ý tưởng kinh doanh phù hợp và có thể khởi nghiệp khi đã đủ điều kiện.

Thế nhưng, bạn cũng cần biết rằng, không chỉ mình bạn nhìn thấy các ý tưởng kinh doanh mới mẻ mà còn có những người khác, họ cũng nhìn thấy được dịch vụ, sản phẩm tiềm năng mà thị trường còn thiếu giống như bạn. Bởi vậy, để cho ra đời một ý tưởng tiềm năng, bạn cần sáng tạo và linh hoạt.

Bạn cũng cần xác định được bản thân sẽ đi theo thị trường ngách hay thị trường chung đại trà, sau đó mới có thể đưa ra những ý tưởng mới mẻ, hợp lý, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và được thị trường đón nhận.

1.2.2. Các nền tảng sẵn có

Các khả năng, năng lực tiềm ẩn bên trong bạn cũng chính là yếu tố hình thành nên ý tưởng kinh doanh. Ví dụ như bạn là người đam mê công nghệ và am hiểu về những món đồ công nghệ, hay bạn có tài năng nấu nướng và khả năng trang trí siêu đỉnh được mọi người công nhận, hoặc bạn có niềm yêu thích với thời trang… Bạn hãy tạo nên những ý tưởng kinh doanh đầy tiềm năng bằng cách các sở trường sẵn có của bản thân.

Các nền tảng sẵn có và sở trường của bản thân
Các nền tảng sẵn có và sở trường của bản thân

Chẳng hạn, nếu bạn đam mê thời trang và biết cách phối đồ đẹp, bạn có thể nghĩ tới việc kinh doanh bán quần áo online và review quần áo qua các trang mạng xã hội… Hay với tài nấu ăn của mình, bạn có thể bán cơm văn phòng, đồ ăn vặt online, hoặc tự tay mở một cửa tiệm, nhà hàng lớn. Nếu bạn am hiểu và rành về đồ công nghệ, bạn có thể bán các sản phẩm công nghệ trực tiếp tại cửa hàng hoặc bán trực tuyến trên sàn thương mại điện tử…

1.2.3. Có tầm nhìn

Tầm nhìn cũng tạo nên một ý tưởng kinh doanh hay, tạo nên những ý tưởng đột phá lớn. Thay vì bạn lựa chọn các sản phẩm theo trend, theo xu hướng hiện tại để bán những dịch vụ, sản phẩm đó thì bạn có thể nhìn xa trông rộng hơn, dự đoán được những sản phẩm chất lượng trong tương lai. Lúc này, bạn sẽ chọn được những dịch vụ, sản phẩm “gây bão” khiến khách hàng yêu thích.

Dự đoán sản phẩm thu hút được khách hàng
Dự đoán sản phẩm thu hút được khách hàng

2. Làm thế nào để tạo nên một ý tưởng kinh doanh hay và độc đáo?

Khi đã biết được ý tưởng kinh doanh là gì, chúng ta cùng tìm hiểu những yếu tố nào nên một ý tưởng kinh doanh hay và chất lượng nhé!

2.1. Tính độc đáo và mới mẻ

Với những ý tưởng kinh doanh đã quá cũ và đã có quá nhiều người kinh doanh thì khó có thể thành công. Nếu như nguồn lực của bạn cũng đủ thì việc kinh doanh của bạn cũng không chắc là thành công, dù cho những người kinh doanh đi trước đã thành công. Hoặc nếu những người đi trước kinh doanh đã thất bại, dù bạn đã rút ra bài học và kinh nghiệm nhưng vẫn có khả năng bạn vẫn sẽ đi theo vết xe đổ đó.

Cho nên, ý tưởng kinh doanh của bạn đòi hỏi cần phải sáng tạo và đầy mới mẻ, giúp sản phẩm, dịch vụ của bạn được khách hàng chú ý. Đôi khi, sự khác biệt khiến người ta tò mò và muốn trải nghiệm, ý tưởng cũng vậy. Khách hàng sẽ đặc biệt quan tâm tới những ý tưởng thú vị và mới lạ.

2.2. Tính khả thi

Nhiều người cảm thấy ý tưởng kinh doanh của bản thân thật là tuyệt vời, thật là hay nên vô cùng hào hứng. Tuy nhiên, không phải ý tưởng nào hay thì đều thành công khi áp dụng vào trong thực tế, bạn có thể gặp phải thất bại. Một điều quan trọng khác bạn cần ghi nhớ khi xây dựng ý tưởng là tính khả thi của ý tưởng đó, dù mới mẻ và độc lạ nhưng cần phải có khả năng áp dụng vào thực tế.

Đảm bảo ý tưởng đó là khả thi
Đảm bảo ý tưởng đó là khả thi

Khi bạn lập nên ý tưởng, cần đảm bảo rằng ý tưởng đó đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của con người. Như bạn thường thấy, có nhiều doanh nghiệp thường quan tâm tới trải nghiệm khách hàng và thường lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện sản phẩm. Do đó, đừng biến những ý tưởng quá xa vời, viển vông thành ý tưởng kinh doanh của mình, mà bạn cần làm là cần luôn thực tế.

2.3. Tính hữu dụng của ý tưởng

Những dịch vụ, sản phẩm luôn sống sót lâu dài khi hữu ích với người dùng. Chắc hẳn không ai muốn sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của mình mới ra đời nhưng lại “xanh cỏ” sớm đúng không? Do đó, bạn cần đảm bảo ý tưởng đó có tính hữu dụng trên thực tế khi xây dựng ý tưởng kinh doanh. Khi sản phẩm, dịch vụ có ích cho đời sống tinh thần, vật chất hay nhằm mục đích cụ thể thì khách hàng mới muốn bỏ tiền ra mua sản phẩm.

2.4. Tính vượt trội

Nhiều người thường ấp úng, không trả lời được trong quá trình trình bày ý tưởng khi có người hỏi về dịch vụ, sản phẩm mà bạn có ý định kinh doanh có gì nổi bật hơn các sản phẩm, dịch vụ khác trên thị trường.

Ý tưởng cần vượt trội với các sản phẩm trên thị trường
Ý tưởng cần vượt trội với các sản phẩm trên thị trường

Nếu bạn không trả lời được câu hỏi này, có nghĩa rằng ý tưởng kinh doanh của bạn chưa phải ý tưởng thực sự tốt và hay. Bạn cần phải đưa ra được một ý tưởng kinh doanh nào đó có ưu điểm vượt trội hơn những ý tưởng đã có trên thị trường.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được ý tưởng kinh doanh là gì và cách để lập nên một ý tưởng kinh doanh hay. Nếu bạn chưa có ý tưởng kinh doanh nào phù hợp, hãy dựa vào khả năng và sở trường của mình, sau đó nghiên cứu thị trường để đưa ra một ý tưởng phù hợp nhất. Một ý tưởng kinh doanh hay cần là một ý tưởng thực tế, đáp ứng được thị hiếu người dùng và là ý tưởng mới lạ, độc đáo.

5/5 (2 bình chọn)
Bài Viết Liên Quan
Ý tưởng kinh doanh là gì? Yếu tố tạo nên ý tưởng kinh doanh thành công Bí quyết kinh doanh - Chìa khóa thành công của doanh nghiệp hiện nay

Bí quyết kinh doanh thành công là gì? Bài viết sau sẽ giúp quý vị biết phương pháp kinh doanh hiệu quả để giúp công ty ngày càng phát triển hơn.

12/11/2019

xem thêm
Ý tưởng kinh doanh là gì? Yếu tố tạo nên ý tưởng kinh doanh thành công Hướng dẫn tìm hiểu về nhu cầu khách hàng trong kinh doanh mới nhất

Việc đáp ứng được tốt và hiểu được nhu cầu của khách hàng sẽ làm cho doanh thu cửa hàng tăng cao. Vậy bí quyết tìm hiểu nhu cầu khách hàng thế nào?

12/11/2019

xem thêm
Ý tưởng kinh doanh là gì? Yếu tố tạo nên ý tưởng kinh doanh thành công Những cách thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp mới nhất

Doanh số bán hàng là gì? Nó có vai trò thế nào đối với doanh nghiệp? Làm sao để thúc đẩy doanh số bán hàng? Cùng đi tìm hiều chi tiết bài này.

12/11/2019

xem thêm