Chữ ký điện tử là gì? Vì sao chúng cần sử dụng chữ ký điện tử?

Chữ ký điện tử là gì? Đặc điểm của chữ ký điện tử là gì? Trong thời đại số hiện nay, ắt hẳn các bạn đã từng nghe đến chữ ký số hay chữ ký điện tử.

Chữ ký điện tử là gì? Đặc điểm của chữ ký điện tử là gì? Trong thời đại số hiện nay, ắt hẳn các bạn đã từng nghe đến chữ ký số hay chữ ký điện tử. Vậy thì bạn biết gì về những khái niệm này? Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về những đặc điểm của chữ kỹ điện tử trong thời đại kỹ thuật số ngày nay.

Chữ ký điện tử là gì? Nhiệm vụ của chữ ký điện tử

Sự ra đời của chữ ký điện tử 

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, bằng việc sử dụng máy tính thì việc soạn thảo các văn bản điện tử cũng trở nên dễ dàng hơn, và nó đang trở nên cực kỳ phổ biến cho dù bạn làm trong lĩnh vực, ngành nghề nào. Những ưu điểm rõ ràng mà chúng ta có thể nói đến khi sử dụng loại văn bản này đó chính là sự tiện lợi. Bạn có thể xem ở bất cứ đâu mà không cần phải in ấn ra giấy, tiết kiệm chi phí văn phòng. 

Chính yếu tố mà mọi người có thể dễ dàng trao đổi và chia sẻ tài liệu với nhau đã kéo theo một vấn đề quan trọng, đó là xuất hiện giao dịch điện tử. Loại hình giao dịch này đã được luật giao dịch công nhận và thế mạnh của nó chính là tiết kiệm thời gian, rút ngăn khoảng cách giữa các bên với nhau. Nhìn chung, khi công nghệ thông tin phát triển, sự kết nối người và người bằng Internet ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong cuộc sống hằng ngày. 

Chính vì thế, chữ ký điện tử ra đời để giải quyết thực trạng này một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Chữ ký điện tử là gì? Nhiệm vụ của chữ ký điện tử là gì?

Trước hết, chữ ký điện tử là phương tiện được sử dụng để có thể xác định tính pháp lý, sự hợp pháp của văn bản, tài liệu điện tử. 

Về định nghĩa, chữ ký điện tử là một chương trình bao gồm một hoặc nhiều đoạn dữ liệu ngắn được gắn kém với những tài liệu, văn bản điện tử nhằm chứng thực người gửi, tác giả. Đồng thời, nó sẽ giúp cho người nhận có thể yên tâm rằng văn bản có nội dung toàn vẹn, bảo mật, chưa bị sửa đổi hay thay thế trong quá trình chuyển gửi. 

Nếu như bạn đã biết chữ ký điện tử là gì thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách thức hoạt động của chữ ký điện tử. Cơ chế thực hiện của nó sẽ là người viết, tức tác giả sẽ biến đổi một thông điệp dữ liệu bằng hệ thống mật mã không đối xứng. Như vậy thì người nhận sẽ có thể xem được dữ liệu ban đầu và sử dụng khóa công khai của người ký để xác định được những thông tin quan trọng.  

Chữ ký điện tử là gì?

Ưu điểm nổi bật của chữ ký điện tử là gì?

Trước hết, việc sử dụng chữ ký điện tử sẽ giúp các bên có thể thực hiện giao dịch ngay trên môi trường internet. Những vấn đề sẽ được trao đổi nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian di chuyển, hiệu quả, công sức của những người thực hiện. 

Tiếp theo, chữ ký điện tử đảm bảo cho việc giả mạo chữ ký không thể xảy ra. Cụ thể hơn, người khác không thể tạo ra chữ ký thứ hai y hệt và hoàn toàn có thể kiểm tra bằng mã hóa công khai. Mặc dù vẫn có trường hợp giả mạo chữ ký nhưng tỉ lệ cực kỳ thấp và an toàn hơn rất nhiều so với việc chữ ký tay với văn bản truyền thống.

Không thể thay đổi nội dung văn bản sẽ là ưu điểm lớn khi dùng hình thức này. Chỉ một sửa đổi nhỏ cũng sẽ bị phát hiện dễ dàng vì lúc đó khóa công khai sẽ không tương thích với khóa bí mật ban đầu. Hay hiểu đơn giản hơn, người nhận được tài liệu sẽ không thể sử dụng được khóa công khai để xem tài liệu đó. Như vậy, nếu như bị sửa đổi thì văn bản điện tử đó sẽ không có hiệu lực về pháp lý.

Nhược điểm của loại hình chữ ký điện tử

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật mà chúng ta đã đề cập về việc sử dụng chũng kỹ điện tử thì khi áp dụng vào thực tế, nó vẫn tồn tại những hạn chế khó có thể giải quyết. Đầu tiên chính là hệ thống máy tính được sử dụng chưa có sự tương thích. Chữ ký điện tử là một chương trình được sử dụng trên nền tngr kỹ thuật số cho nên sự phụ thuộc của các bên giao dịch vào hệ thống máy móc là khó có thể tránh khỏi. Đây chính là nhược điểm đặc thù nhất của loại hình văn bản điện tử.

Tính bảo mật chưa thực sự hoàn thiện như cách giao dịch truyền thống. Nếu như trước đây, văn bản được ký trực tiếp và nó sẽ luôn luôn đi kèm với người nhận, người gửi thì khi sử dụng phương tiện internet, nó còn phải thông qua những đối tượng khác. Những đối tượng này sẽ có khả năng có được mật mã công khai để mở tài liệu. Chúng ta có thể kể đến đó là đối tượng chịu trách nhiệm cài đặt phần mềm, người sư dụng thiết bị điện tử có cài đặt phần mềm hay thậm chí là người phát triển và cung cấp phần mềm cho bạn. Những lý do này sẽ nâng khả năng bị đánh cắp dữ liệu cao hơn, nói cách khác là tính bảo mật của kỹ chữ ký điện tử không như mong muốn của người dùng.

Trên đây là toàn bộ những nội dung cụ thể, chi tiết nhất mà chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc về vấn đề chữ ký điện tử là gì, sự quan trọng và vai trò của chữ ký điện tử trong thời đại kỹ thuật số. Hy vọng rằng trong tương lai gần, những nhà phát triển có thể có được sự khắc phục triệt để những hạn chế của phương thức này nhắm tối ưu hóa lợi ích của nó mang lại cho doanh nghiệp nói chung và người dùng nói riêng.

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)
Bài Viết Liên Quan
Chữ ký điện tử là gì? Vì sao chúng cần sử dụng chữ ký điện tử? Top 8 các mặt hàng kinh doanh lợi nhuận cao bạn không nên bỏ qua

Kinh doanh đang là sự lựa chọn mà rất nhiều người hướng đến bởi khả năng tạo ra lợi nhuận cao. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người đau đầu chính là nên lựa chọn kinh doanh mặt hàng gì để có thể có lãi tốt hơn. Và để giúp bạn giải đáp được thắc mắc này thì sau đây sẽ là top 8 các mặt hàng kinh doanh lợi nhuận cao mà bạn có thể tham khảo cho mình. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay nhé!

08/11/2022

xem thêm
Chữ ký điện tử là gì? Vì sao chúng cần sử dụng chữ ký điện tử? Founder là gì? Các yếu tố để trở thành một Founder chuyên nghiệp

Founder là từ mà bạn bắt gặp nhiều trong các lĩnh vực liên quan đến kinh doanh, thương mại đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp.

12/11/2019

xem thêm
Chữ ký điện tử là gì? Vì sao chúng cần sử dụng chữ ký điện tử? Đơn xin nghỉ phép và những điều có thể bạn chưa biết về nó

Bạn đã biết cách để viết đơn xin nghỉ phép để được ban lãnh đạo công ty chấp thuận chưa? Bài viết sau sẽ giúp bạn viết đơn xin nghỉ phép hay nhất.

15/11/2019

xem thêm