Giá thành sản phẩm và cách tính toán giá thành sản phẩm như thế nào là vấn đề mà nhiều người làm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh luôn quan tâm.
Giá thành sản phẩm và cách tính toán giá thành sản phẩm như thế nào là vấn đề mà nhiều người làm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh luôn quan tâm. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về khái niệm giá thành sản phẩm.
Định nghĩa của giá thành của sản phẩm, dịch vụ được hiểu là chi phí sản xuất (nguyên vật liệu, công sức lao động…) tính trên một đơn vị sản phẩm đã được hoàn thành trong điều kiện lao động bình thường. Những chi phí được doanh nghiệp đưa vào giá thành sản phẩm sẽ cho thấy giá trị thực của mọi tư liệu sản xuất đã được dùng và tất cả các khoản chi tiêu khác liên quan đến vấn đề sản xuất ra sản phẩm.Khi kết thúc sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường thì giá thành của sản phẩm sẽ đánh giá được mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả của chi phí.
Giá thành sản phẩm được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất, nó phản ánh kết quả sử dụng tư liệu sản xuất bao gồm nguyên vật liệu và sức lao động của con người trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật. Giá thành sản phẩm sẽ xác định giá bán và cho thấy khả năng làm việc của doanh nghiệp.
Tham khảo thêm: Khái niệm về vòng đời của sản phẩm
Sự phân loại giá thành giúp cho việc nghiên cứu và quản lý cũng như đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng giá cả sản phẩm phù hợp với thị trường người tiêu dùng. Người ta phân thành các loại giá thành sản phẩm dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, như:
- Căn cứ vào việc lấy số liệu và thời điểm tính toán ,giá thành sản phẩm được phân loại như sau:
+ Giá thành kế hoạch: việc tính toán giá thành sản phẩm này được tiến hành trước khi thực hiện quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được thực hiện bởi bộ phận lên kế hoạch). Tức là các số liệu chỉ mang tính chất tham khảo và được thực hiện bởi bộ phận lên kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu đề ra của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.
+ Giá thành định mức: Doanh nghiệp sẽ tính chi phí này dựa vào chi phí các định mức chi phí sản xuất hiện hành trong xã hội để tính toán cho sản phẩm của mình (chỉ tính trên một đơn vị sản phẩm). Việc tính toán cũng được thực hiện trước khi sản xuất. Giá thành định mức được dùng là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, nó giống như thước đo chính xác để đánh giá hiệu quả sử dụng tư liệu sản xuất của doanh nghiệp cũng như đánh giá hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.
+ Giá thành thực tế: là giá thành tính toán được sau khi quá trình sản xuất đã hoàn thành, dựa vào các số liệu thực tế trong sản xuất. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp giúp doanh nghiệp xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán :
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại :
+ Giá thành sản xuất (hay giá thành công xưởng): Giá thành sản phẩm bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc hay dịch vụ đã hoàn thành hoặc cung cấp. Giá thành sản xuất là số liệu chính thức cho biết khối lượng hàng hóa đã nhập kho hoặc xuất bán và là căn cứ giúp doanh nghiệp tính toán giá vốn cũng như lợi nhuận.
+ Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: là giá thành bao gồm giá thành sản xuất cộng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán. Đây chính là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế trong kinh doanh, doanh nghiệp sẽ dựa vào giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ trong mỗi đợt sản xuất để tính hiệu quả vận hành sản xuất.
Tham khảo thêm: Cách thức triển khai chiến lược sản phẩm mới hiệu quả
Chi phí sản xuất |
Giá thành sản phẩm |
-Được tính cho tất cả hoạt động sản xuất có phát sinh chi phí. -Liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành, sản phẩm đang sản xuất dang dở và sản phẩm hỏng. -Chi phí phát sinh trong một kỳ sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm. |
- Chỉ tính với khối lượng sản phẩm, đã được hoàn thành. -Chỉ liên quan đến các sản phẩm đã được hoàn thành. -Giá thành toàn bộ của sản phẩm= Chi phí bán hàng + Giá thành sản xuất + Chi phí quản lý doanh nghiệp. |
Trên đây là một số thông tin cơ bản về giá thành sản phẩm trong sản xuất và kinh doanh. Hy vọng bài viết này có thể đem lại cho các bạn những thông tin bổ ích.
=> Đọc thêm:
Kinh doanh đang là sự lựa chọn mà rất nhiều người hướng đến bởi khả năng tạo ra lợi nhuận cao. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người đau đầu chính là nên lựa chọn kinh doanh mặt hàng gì để có thể có lãi tốt hơn. Và để giúp bạn giải đáp được thắc mắc này thì sau đây sẽ là top 8 các mặt hàng kinh doanh lợi nhuận cao mà bạn có thể tham khảo cho mình. Cùng tìm hiểu chi tiết ngay nhé!
08/11/2022
xem thêm
Founder là từ mà bạn bắt gặp nhiều trong các lĩnh vực liên quan đến kinh doanh, thương mại đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp.
12/11/2019
xem thêm
Bạn đã biết cách để viết đơn xin nghỉ phép để được ban lãnh đạo công ty chấp thuận chưa? Bài viết sau sẽ giúp bạn viết đơn xin nghỉ phép hay nhất.
15/11/2019
xem thêm