Nghiên cứu về vòng đời sản phẩm rất quan trọng trong kinh doanh. Bài viết sau cung cấp nội dung quan trọng về giai đoạn, ý nghĩa của vòng đời sản phẩm.
Nghiên cứu về vòng đời sản phẩm rất quan trọng trong kinh doanh. Bài viết sau cung cấp những nội dung quan trọng nhất về giai đoạn, ý nghĩa của vòng đời sản phẩm.
Vòng đời sản phẩm( Product Life Cycle) hay còn gọi là chu kỳ sống của sản phẩm. Đây là thời gian sản phẩm tồn tại của sản phẩm trên thị trường kể từ khi thâm nhập tới khi bị loại bỏ khỏi thị trường. Mỗi một sản phẩm sẽ có độ dài ngắn về vòng đời là khác nhau, và nó cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Nhu cầu của người tiêu dùng: tiến hành mọi hoạt động kinh doanh, công ty phải xây dựng chiến lược dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác thì nhu cầu con người rất phong phú, đa dạng và thay đổi liên tục. Điều này đòi hỏi nhà sản xuất cũng phải tạo ra được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu biến đổi liên tục của người tiêu dùng. Nếu không thay đổi theo nhu cầu, sản phẩm sẽ mau chóng bị loại bỏ, xóa sổ khỏi thị trường.
- Chất lượng, yếu tố từ bản thân sản phẩm: bản thân phẩm chất của sản phẩm là yếu tố quyết định, ảnh hưởng trực tiếp tới vòng đời của nó. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng thì chắc chắn tồn tại lâu trên thị trường.
- Tác động từ các yếu tố môi trường: yếu tố văn hóa, chính trị, xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ tới vòng đời của sản phẩm. Ngoài ra, sự phát triển về khoa học- công nghệ làm cho chu kỳ sống của sản phẩm rút ngắn lại. Những sản phẩm công nghệ lạc hậu sẽ nhanh chóng bị thay thế bởi những thứ sản phẩm hiện đại, theo kịp công nghệ hiện nay.
- Sản phẩm thay thế: sản phẩm thay thế là những sản phẩm có tính năng và chất lượng gần giống sản phẩm của doanh nghiệp. Nó có thể làm cho người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu thay vì dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Khi chất lượng sản phẩm thay thế càng cao thì vòng đời sản phẩm càng ngắn lại.
Tham khảo thêm: Định nghĩa giá thành sản phẩm
Vòng đời sản phẩm gồm 4 giai đoạn: thâm nhập, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái
- Tại giai đoạn này, lượng sản phẩm bán ra còn khá ít cho sản phẩm còn mới, người tiêu dùng chưa quen. Hơn nữa còn có sự hoài nghi về sản phẩm từ người tiêu dùng.
- Các loại chi phí đều lớn như quảng cáo, hoàn thiện sản phẩm, kênh phân phối, chi phí xúc tiến bán hàng,…
- Lợi nhuận giai đoạn này gần như chưa có do chi phí bỏ ra quá lớn so với doanh thu thu được.
- Mục tiêu của giai đoạn này là hấp dẫn được khách hàng, nhằm tăng doanh số.
- Việc tiêu thụ sản phẩm đã tăng lên về doanh số và lợi nhuận.
- Đây được coi là bước chiếm lĩnh thị trường nhờ việc thâm nhập thành công ở giai đoạn 1.
- Giá cả sản phẩm giảm do quy mô càng lớn. Chi phí vẫn phải duy trì ở mức hợp lý.
- Doanh số bán tăng vọt, đạt mức cao nhất có thể
- Giá cả ổn định ở mức cao hợp lý theo sản phẩm. Thị trường doanh nghiệp lúc này sẽ mau chóng được mở rộng.
- Lợi nhuận tăng nhanh, giá thành giảm do quy mô sản xuất lớn. Doanh nghiệp có thể tận dụng thời cơ vàng khai thác triệt để cơ hội.
- Tới giai đoạn này, doanh số của doanh nghiệp giảm, lợi nhuận giảm theo
- Doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh mới như giảm giá bán, tăng chi phí quảng cáo, cải tiến sản phẩm, chú trọng dịch vụ,…
- Cần cân nhắc lợi ích trước mắt và lâu dài để có những quyết định đúng đắn loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, không đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Tham khảo thêm: Cách thức triển khai chiến lược sản phẩm mới
Nghiên cứu vòng đời sản phẩm là khâu rất quan trọng với doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp có cách nhìn nhận cụ thể về sản phẩm của mình để có được những chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Doanh nghiệp có thể hiểu rõ được quá trình vận động, chu kì của sản phẩm để điều tiết chi phí, nhân lực cho từng giai đoạn sản phẩm một cách thích hợp. Ngoài ra, nó còn giúp cho doanh nghiệp xây dựng kịp thời các kế hoạch tài chính để chủ động điều hành, phân bổ và tận dụng được thời cơ thuận lợi.
Tham khảo thêm: 5 hình thức của chiến lược cạnh tranh trên thị trường
Bài viết trên đã cung cấp nguồn thông tin hữu ích về vòng đời sản phẩm, các giai đoạn và ý nghĩa của việc nghiên cứu vòng đời sản phẩm. Hy vọng bạn sẽ hiểu sâu về nó và có thể áp dụng vào việc học cũng như kinh doanh của mình nhé.
=> Đọc thêm:
Bí quyết kinh doanh thành công là gì? Bài viết sau sẽ giúp quý vị biết phương pháp kinh doanh hiệu quả để giúp công ty ngày càng phát triển hơn.
12/11/2019
xem thêm
Việc đáp ứng được tốt và hiểu được nhu cầu của khách hàng sẽ làm cho doanh thu cửa hàng tăng cao. Vậy bí quyết tìm hiểu nhu cầu khách hàng thế nào?
12/11/2019
xem thêm
Doanh số bán hàng là gì? Nó có vai trò thế nào đối với doanh nghiệp? Làm sao để thúc đẩy doanh số bán hàng? Cùng đi tìm hiều chi tiết bài này.
12/11/2019
xem thêm