Quy trình bán hàng hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định đến sự thành công trong kinh doanh. Vậy quy trình bán hàng là gì?
Quy trình bán hàng hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định đến sự thành công trong kinh doanh. Vậy quy trình bán hàng là gì và làm cách nào để có quy trình bán hàng chuyên nghiệp sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.
Tối đa hóa lợi nhuận chính là mục tiêu quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp nhưng không phải ai cũng đạt được thành công với số doanh thu mơ ước. Điều đó phụ thuộc phần lớn vào cách xây dựng và định hướng quy trình bán hàng của mỗi nhà quản lý doanh nghiệp.
Quy trình bán hàng là một loạt các hoạt động bán hàng cần phải thực hiện và trình tự thực hiện các công việc đó của đội ngũ nhân viên bán hàng. Quy trình này mang tính riêng biệt tùy vào mỗi doanh nghiệp và có tính bắt buộc cho mỗi nhân viên phải tuân theo nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao cũng như đạt được mức doanh thu đã đặt ra.
Quy trình bán hàng chuyên nghiệp giúp khẳng định vị thế của doanh nghiệp bạn trên thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Đồng thời đó cũng là cơ sở quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
Tham khảo thêm: Nguyên tắc bán hàng cơ bản
- Bước 1:Đầu tiên không thể không kể đến khâu chuẩn bị. Trước khi thực hiện việc bán hàng, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình như công dụng của sản phẩm, ưu, nhược điểm hay giá thành của các sản phẩm đó để cung cấp thông tin hữu ích nhất cho mỗi khách hàng. Từ đó xây dựng nên kế hoạch quảng bá sản phẩm cũng như bán hàng hiệu quả nhất. Cụ thể là xác định các nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu tùy vào tính chất sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp sản xuất, tìm cách tiếp cận và quảng bá tới các khách hàng đó thông qua mạng xã hội hoặc dựa vào phương pháp marketing truyền thống.
- Bước 2: Sau khi chuẩn bị kĩ lưỡng thì bước tiếp theo chính và việc xác định và phân khúc khách hàng tiềm năng cho công ty. Doanh nghiệp cần dựa vào các yếu tó bên ngoài như thị trường, điều kiện kinh tế của khách hàng và tính chất của sản phẩm để xác định sẽ tiếp cận thị trường nào,cách thức tiếp cận ra sao cũng như phân khúc các nhóm khách hàng tiềm năng để quảng bá sản phẩm hiệu quả nhất. Khai thác khách hàng hiệu quả, biết rõ nhu cầu của mỗi nhóm khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra sản phẩm phù hợp nhất cho các nhóm đối tượng đó, từ đó mới có thể gia tăng doanh thu một cách nhanh chóng.
- Bước 3: Thực hiện kế hoạch tiếp cận khách hàng chính là bước tiếp theo trong quy trình bán hàng và kinh doanh. Đây sẽ là lúc doanh nghiệp tạo được giá trị trong mắt khách hàng qua việc xây dựng mối quan hệ, quảng bá sản phẩm với họ và tiếp tục thu thập thêm những thông tin hữu ích. Thông qua việc tiếp cận, các nhân viên bán hàng có thể kích thích, khơi gợi nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc tạo được thiện cảm để khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu rõ thông tin về khách hàng trước qua các kênh mạng xã hội hay báo chí…để đánh giá và tiếp cận khách hàng một cách thành công.
- Bước 4: Bước tiếp theo chính là tiến hành giới thiệu, trình bày ích lợi của sản phẩm đến khách hàng. Bước này cần những nhân viên bán hàng khéo léo trong ăn nói và giải quyết tình huống, nhiệt tình, am hiểu về sản phẩm để tư vấn cho khách hàng những loại sản phẩm phù hợp nhất. Bên cạnh đó là lắng nghe ý kiến cũng như yêu cầu của khách hàng để đưa thông tin của sản phẩm phù hợp nhất cho họ.
- Bước 5: Sau khi trao đổi, trình bày và tư vấn sản phẩm cho khách hàng, nếu bạn cảm thấy khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm thì bước tiếp theo trong quy trình bán hàng chính là báo giá và thuyết phục khách hàng. Trong bước này, khi báo giá với khách, bạn cần sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, tránh những từ hàn lâm hoặc quá mang tính kỹ thuật, điều này sẽ mang lại cảm giác thoải mái, đẩy nhanh quyết định mua hàng của khách hàng. Bên cạnh đó sự tự tin, cởi mở là điều không thể thiếu của một nhân viên bán hàng. Bởi khi bạn tự tin sẽ tạo cho khách hàng niềm tin mạnh mẽ hơn để quyết định tiêu dùng sản phẩm.
- Bước 6: Chốt sale. Đây là một trong những bước quan trọng nhất quyết định bạn có bán được hàng hay không. Những điều bạn nói trong bước tiếp cận và trình bày sản phẩm với khách hàng phải đề cập đến những điểm quan trọng, giúp thúc đẩy quá trình chốt sale như dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi mua sản phẩm, chế độ bảo hành hợp lý để khách hàng cảm thấy chất lượng nhận được phù hợp với số tiền họ đã bỏ ra.
- Bước 7: Đây có thể được coi là bước cuối cùng trong quy trình bán hàng, đó là các chính sách và chế độ chăm sóc khách hàng sau bán. Doanh nghiệp thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng, quan tâm đến nhận xét khi sử dụng của khách vừa là cơ sở để doanh nghiệp cải tiến sản phẩm, vừa để tạo ấn tượng tốt với khách hàng, tạo niềm tin để khách hàng tin tưởng mua sản phẩm ở những lần sau.
Tham khảo thêm: Cách thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp mới
Có thể nói, một quy trình bán hàng chuyên nghiệp chính là yếu tố hàng đầu quyết định đến doanh số bán hàng cũng như thành công của một doanh nghiệp. Vì thế để thu được lợi nhuận, mỗi công ty hay doanh nghiệp cần tuân theo quy trình đó một cách linh hoạt nhất, kết hợp với những sáng tạo riêng mang màu sắc của mỗi công ty.
=> Đọc thêm:
Bí quyết kinh doanh thành công là gì? Bài viết sau sẽ giúp quý vị biết phương pháp kinh doanh hiệu quả để giúp công ty ngày càng phát triển hơn.
12/11/2019
xem thêm
Việc đáp ứng được tốt và hiểu được nhu cầu của khách hàng sẽ làm cho doanh thu cửa hàng tăng cao. Vậy bí quyết tìm hiểu nhu cầu khách hàng thế nào?
12/11/2019
xem thêm
Doanh số bán hàng là gì? Nó có vai trò thế nào đối với doanh nghiệp? Làm sao để thúc đẩy doanh số bán hàng? Cùng đi tìm hiều chi tiết bài này.
12/11/2019
xem thêm