Trên thị trường hàng hóa và dịch vụ, mức độ cạnh tranh là vô cùng khắc nghiệt, do đó, mỗi công ty đều cần phải xác định cho mình một chiến lược phù hợp.
Trên thị trường hàng hóa và dịch vụ, mức độ cạnh tranh là vô cùng khắc nghiệt, do đó, mỗi công ty đều cần phải xác định cho mình một chiến lược phù hợp để nâng cao lợi nhuận. Vậy có những chiến lược cạnh tranh nào đang phổ biến hiện nay, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này.
Chiến lược cạnh tranh có thể được định nghĩa là một kế hoạch hành động dài hạn mà một công ty nghĩ ra để đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ sau khi đã phân tích điểm mạnh và điểm yếu của công ty cùng với những cơ hội, nguy cơ của thị trường và so sánh chúng với doanh nghiệp.
Chiến lược này được lập ra để giúp công ty đối mặt được với áp lực cạnh tranh của thị trường, thu hút khách hàng và hỗ trợ củng cố vị thế thị trường của công ty.
Tham khảo thêm: Vòng đời của sản phẩm là gì?
Chiến lược cạnh tranh mà bạn lựa chọn sẽ giúp phát huy điểm mạnh của bạn đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ điểm yếu.
Chiến lược cung cấp dịch vụ chi phí thấp là đưa ra mức giá quá thấp khiến đối thủ cạnh tranh không thể cung cấp một mức giá thấp hơn để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ cùng chất lượng.
Các nhà cung cấp chi phí thấp đôi khi có thể giành được thị phần lớn của thị trường, mang lại lợi nhuận lớn từ những khách hàng trung thành, những người quay lại nhiều lần để mua hàng.
Ví dụ như siêu thị Big C cung cấp giá cả hàng hóa thấp và họ tiếp cận với nhiều loại hàng hóa mà không ai khác có thể cạnh tranh.
Bản chất của chiến lược sản phẩm khác biệt là hiểu đầy đủ tâm lý, nhu cầu và cảm xúc của người tiêu dùng đại chúng để tạo ra một sản phẩm đáp ứng cụ thể những nhu cầu đó theo cách mà không ai khác đáp ứng.
Các doanh nghiệp có cách tiếp cận sản phẩm khác biệt có thể tính giá cao hơn cho các sản phẩm của họ, điều này dẫn đến tỷ suất lợi nhuận cao hơn và những khách hàng trung thành của họ sẽ không thể tìm thấy một sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của mình ở bất cứ đâu.
Mặt khác, khi các công ty khác có cơ hội sao chép dịch vụ và sản phẩm của bạn và bán với một mức giá tốt hơn, khách hàng có thể sẽ không hào hứng với những gì bạn cung cấp nữa, do đó họ sẽ không sẵn sàng trả một mức giá cao để sử dụng dịch vụ của bạn.
Chiến lược chi phí thấp tập trung tìm cách đưa ra mức giá thấp cho một phân khúc cụ thể của thị trường thay vì cố gắng nắm bắt toàn bộ thị trường.
Thay vì cố gắng đưa ra mức giá thấp cho một sản phẩm và hy vọng thu hút sự chú ý của tất cả mọi người ở mọi nơi thì bạn sẽ lựa chọn thu hút khách hàng tiềm năng của mình theo những điều kiện cụ thể như độ tuổi, khung kinh tế, giới tính, sở thích, hoặc vị trí địa lý của họ.
Bằng cách tập trung vào một nhóm người tiêu dùng nhỏ hơn, doanh nghiệp có thể dễ dàng dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng hơn.
Ví dụ, một công ty bán nước tăng lực có thể nhắm mục tiêu đến một thành phố có tỷ lệ người cạnh tranh cao trong các môn thể thao khắc nghiệt và bán những đồ uống đó với giá thấp hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược sản phẩm khác biệt tập trung tìm cách cung cấp các tính năng sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt cho một phân khúc thị trường cụ thể thay vì cố gắng thu hút toàn bộ thị trường.
Ví dụ như Apple tiếp thị iPhone với ít lỗi hơn, khả năng sử dụng trực quan và các tính năng bảo mật độc đáo so với các điện thoại khác trên thị trường. Họ biết rằng những người trẻ tuổi và chủ doanh nghiệp sẽ khám phá ra những điều họ có thể làm với iPhone mà họ không thể làm với bất kỳ điện thoại nào khác trên thị trường và nhờ vậy, Apple có khả năng giành được khách hàng trọn đời.
Chiến lược cung cấp chi phí tốt nhất là sự kết hợp giữa việc cung cấp những sản phẩm khác biệt và bán với một mức giá thấp.
Chiến lược cạnh tranh này vượt quá mong đợi của khách hàng về cả chi phí và tính năng. Hầu hết người tiêu dùng đều thích cảm giác như họ đang sử dụng một sản phẩm cao cấp với các tính năng tuyệt vời.
Để chiến lược này vững chắc và thành công, bạn cần trở thành một chuyên gia trong việc tìm kiếm các nhà sản xuất chi phí thấp và phù hợp với các giá trị của công ty. Các nhà sản xuất này phải chú ý đến chi tiết và cung cấp sản phẩm chất lượng tương đương với các thương hiệu cao cấp nhưng với chi phí thấp hơn. Nhờ vậy, bạn có thể cung cấp hàng hóa tương đương cho khách hàng với chi phí thấp hơn.
Do đó, kiểm soát chất lượng và mối quan hệ sản xuất là chìa khóa để thực hiện thành công chiến lược này.
Tham khảo thêm: Phương pháp giúp doanh nghiệp phân tích đối thủ cạnh tranh
Với định nghĩa là giới thiệu khái quát về năm kiểu chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh được nêu ở trên, mong rằng bạn đã có một cái nhìn toàn diện hơn về những phương pháp mà các công ty sử dụng để tăng lợi thế cạnh tranh của mình.
=> Đọc thêm:
Bí quyết kinh doanh thành công là gì? Bài viết sau sẽ giúp quý vị biết phương pháp kinh doanh hiệu quả để giúp công ty ngày càng phát triển hơn.
12/11/2019
xem thêm
Việc đáp ứng được tốt và hiểu được nhu cầu của khách hàng sẽ làm cho doanh thu cửa hàng tăng cao. Vậy bí quyết tìm hiểu nhu cầu khách hàng thế nào?
12/11/2019
xem thêm
Doanh số bán hàng là gì? Nó có vai trò thế nào đối với doanh nghiệp? Làm sao để thúc đẩy doanh số bán hàng? Cùng đi tìm hiều chi tiết bài này.
12/11/2019
xem thêm