Việc làm giám sát bán hàng là một những trong những công việc luôn có nhu cầu tuyển dụng liên tục với mức lương cao. Bạn đã biết gì về nghề này chưa?
Việc làm giám sát bán hàng là một những trong những công việc luôn có nhu cầu tuyển dụng liên tục với mức lương tương đối cao. Vì vậy mà cũng có rất nhiều ứng viên quan tâm đến công việc này. Để đảm nhận công này không phải đơn giản, bạn cũng cần những kĩ năng nhất định. Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ cung cấp các thông tin cơ bản, chi tiết và quan trọng nhất để các bạn nắm rõ hơn về việc làm giám sát bán hàng này.
- Việc làm giám sát bán hàng rất nhiều người hiểu đơn giản chỉ là giám sát, theo dõi việc bán hàng. Nhưng thực ra đây lại là một công việc vô cùng phức tạp, khó khăn, đòi hỏi nhiều kĩ năng khác. Đi đôi với nó cũng là một mức thu nhập tương đối cao.
Công việc giám sát bán hàng yêu cầu bạn phải có những kĩ năng cơ bản về giao tiếp, phân tích, xử lí số liệu, theo dõi tình hình hoạt động, vận hành, chủ động đề ra giải pháp,…
-Thường thì các sinh viên mới ra trường sẽ không phù hợp với công việc này. Các doanh nghiệp thường yêu cầu những ứng viên có kinh nghiệp từ 1- 2 năm trong lĩnh vực này, hoặc từng được tiếp xúc, được học về những công việc chính trong giám sát bán hàng.
Tham khảo thêm: Quy trình bán hàng là gì?
- Kĩ năng hàng đầu chính là kỹ năng giao tiếp. Việc làm giám sát bán hàng không có nghĩa là bạn chỉ giám sát việc bán hàng mà bạn còn phải đi tiếp xúc với khách hàng. Tại rất nhiều doanh nghiệp, các giám sát bán hàng sẽ là những người phải đi giao thiệp, quan hệ với các bên cung ứng sản phẩm và cả bên khách hàng – những khách hàng thân thiết và khách hàng tiềm năng.
- Kĩ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho bạn giữ chân được những mối quan hệ có lợi cho công ty, cho doanh nghiệp của mình. Sự thân thiện, nhiệt tình và chuyên nghiệp của bạn cũng sẽ góp phần tạo một hình ảnh, một bộ mặt tốt cho doanh nghiệp, công ty của mình.
- Ở nhiều doanh nghiệp, các giám sát bán hàng sẽ phải gặp gỡ, trao đổi công việc với các khách hàng hoặc đối tác là người nước ngoài. Hầu hết những trường hợp này đều bắt buộc các giám sát bán hàng phải sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp. Việc nói tiếng mẹ đẻ của bên đối phương sẽ thể hiện sự tôn trọng đối với đối tác, khách hàng.
- Nhiều doanh nghiệp cũng sẽ cung cấp các sản phẩm có thông tin bằng tiếng Anh với các chứng nhận quốc tế,…giám sát bán hàng nên có vốn ngoại ngữ khá đề phòng trường hợp phải dịch những thông tin đó đến với khách hàng.
- Giám sát bán hàng sẽ là những người luôn theo sát, theo dõi nhu cầu của khách hàng. Bạn sẽ cần phải tìm ra những nguồn khách hàng tiềm năng qua các mối quan hệ, các kênh bán hàng của mình. Ngoài ra bạn cũng cần phải giữ chân được những khách hàng cũ - những khách hàng có tiềm năng, mang lại lợi ích cho công ty của mình.
- Để làm được điều này, bạn không thể chỉ giữ mối quan hệ trên nền tảng hợp tác làm ăn, mà bạn cần phải quan tâm tới cả những vấn đề ngoài luồng của khách hàng.Ví dụ như bạn cần phải tạo dựng mối quan hệ thân thiết ngoài đời, qua lại thăm hỏi lẫn nhau, tạo dựng niềm tin với khách hàng,…
- Phân tích thị trường ở đây là bạn sẽ cần phải phân tích các động thái, các nhu cầu của thị trường.
Ví dụ như tình trạng kinh tế trên thị trường đang biến động như thế nào, nhu cầu xu hướng người dùng hiện nay đang nghiêng về bên nào,…Đây là những thông tin rất quan trọng để giúp cho các doanh nghiệp đề ra phương pháp sản xuất, nâng cấp, đổi mới sản phẩm cho phù hợp nhu cầu sử dụng chung của thị trường.
Ngoài ra bạn cũng cần phải có kỹ năng phân tích đối thủ, phân tích mức độ cạnh tranh giữa nhiều doanh nghiệp với nhau để tìm ra những phương án để có thể giảm hậu quả xuống thấp nhất hoặc những biện pháp để có thể cạnh tranh tốt.
- Ở một số doanh nghiệp hay một số cơ quan nhỏ thì những người làm việc giám sát bán hàng cũng sẽ phải kiêm nhiệm công việc quản lý nguồn thu chi của công ty, của doanh nghiệp họ làm. Với công việc này, những người giám sát bán hàng sẽ phải làm việc cùng sổ sách, với những con số hết sức phức tạp.
Mỗi ngày hàng giờ bạn đều phải sao sát công việc thu chi của công ty, doanh nghiệp. Bạn cần phải quản lý nguồn lợi nhuận và cả những tổn thất của công ty, doanh nghiệp. Mỗi một số liệu đều phải ghi chép thật tỉ mỉ, kể cả ngày tháng, bởi vì đây là những số liệu liên quan mật thiết tới hoạt động vận hành của công ty, ngay cả có thể vài tháng sau chúng vẫn sẽ bị lục lại kiểm tra.
- Nếu như bạn ghi chép số liệu sai thì khả năng rất cao sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp thua lỗ,tổn thất, thậm chí gặp phải những vấn đề về pháp lý và đến cả bạn cũng sẽ gặp rắc rối lớn.
- Mỗi ngày công ty bạn đều sẽ nhập vào số lượng sản phẩm rất lớn, đó có thể là những linh phụ kiện, những thành phẩm dùng để sản xuất cho sản phẩm của công ty bạn. Và bên cạnh đó, mỗi ngày công ty bạn cũng sẽ xuất và bán đi rất nhiều sản phẩm như vậy tới trực tiếp với khách hàng hoặc qua hàng loạt các chi nhánh, bộ phận khác, bạn cần phải quản lý được sao sát công việc này để chắc chắn rằng công ty không bị thất thoát bất cứ nguồn hàng nào và không có sự nhập vào hay xuất đi trái phép, dư thừa sản phẩm nào.
- Công việc này chắc chắn là nhiệm vụ chính của một chuyên viên giám sát bán hàng. Bạn sẽ đảm nhận công việc giám sát tất cả các bộ phận thuộc công ty của bạn, từ cấp trụ sở chính cho đến các chi nhánh.
Bạn không chỉ giám sát việc bán hàng tại doanh nghiệp mà còn phải giám sát thông tin về việc kinh doanh tại các chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ của công ty, các đại lý nhỏ khác, các chi nhánh của công ty. Bạn phải chắc chắn rằng sẽ không có sự gian lận, sự khuất tất và thu lợi cá nhân của ai trong bất kỳ một hoạt động bán hàng nào của các bộ phận thuộc công ty của bạn.
- Đây là một công việc hết sức quan trọng, có ảnh hưởng quyết định tới việc sản phẩm của doanh nghiệp bạn có kinh doanh hiệu quả hay không. Mỗi nhóm khách hàng với mức sống, mức thu nhập khác nhau,…sẽ có những lựa chọn tiêu dùng khác nhau.
- Bạn phải phân chia nhóm khách hàng ra theo tầng lớp, độ tuổi, giới tính,…Các sản phẩm mà công ty bạn sản xuất đều sẽ dựa trên đặc điểm, nhu cầu của những nhóm đối tượng này. Ngoài ra bạn còn phải thường xuyên thực hiện các cuộc khảo sát với người tiêu dùng để tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của họ đối với thị trường.
Các cuộc khảo sát có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức: thông qua quảng cáo, phát tờ rơi, khảo sát qua kênh bán hàng, trang web,…
-Quản lý giám sát bán hàng còn phải biết phân tích và xử lý số liệu. Đó có thể là số liệu thống kê tình hình tiêu thụ sản phẩm, từ việc xử lí nó, các chuyên viên giám sát bán hàng có thể đưa ra kết luận về tốc độ tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm; tỉ lệ lợi nhuận, sự phát triển của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, các giám sát bán hàng sẽ cần lập biểu đồ doanh thu dựa trên những số liệu đó.
-Sau khi xử lí số liệu và đưa ra đánh giá tình hình thực tế, giám sát bán hàng sẽ phải lập bảng báo cáo về mức doanh thu để nộp cho các cấp trên, nhiều trường hợp sẽ phải đề ra các giải pháp giúp các cấp trên đối phó với khó khăn.
- Mỗi giám sát bán hàng không chỉ giám sát hoạt động buôn bán, kinh doanh của các bộ phận, chi nhánh trực thuộc công ty, doanh nghiệp, mà còn phải giám sát hoạt động vận hàng công việc bên trong công ty của từng nhân viên dưới quyền mình, thuộc tất cả các bộ phận khác nhau, đảm bảo họ thực hiện đúng tiến độ công việc.
Giám sát bán hàng phải giao, phân chia nhiệm vụ từ cấp trên xuống cho nhân viên, theo dõi và đốc thúc quá trình làm việc của họ.
- Các giám sát bán hàng phải đảm bảo rằng các nhân viên đều thực hiện nghiêm túc các nội quy,quy định của doanh nghiệp, công ty; không có nhân viên tự ý bỏ việc,…Ngoài ra người giám sát sẽ bố trí việc làm các công việc, nhiệm vụ cho cả nhân viên mới, thực tập sinh, theo dõi quá trình thực tập của họ và hướng dẫn họ thực tập công việc.
- Giám sát bán hàng sẽ theo sát công việc vận chuyển hàng hóa tại các kho bãi, luôn mắm rõ số lượng hàng hóa nhập vào cũng như số lượng hàng được xuất đi mỗi ngày, ghi chép cụ thể ngày giờ cho từng đơn hàng.
- Kiểm tra và nhập thêm các trang thiết bị mới đầu tư cho doanh nghiệp, cho cửa hàng.
- Không chỉ giao thiệp,mở rộng và giữ mối quan hệ với khách hàng, các giám sát bán hàng sẽ phải am hiểu tường tận về các dịch vụ, sản phẩm của công ty, doanh nghiệp để thông tin đến khách hàng. Họ có trách nhiệm giải đáp cả những thắc mắc, khiếu nại của khách về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp.
Khi có kết nối trực tiếp như vậy với các khách hàng, giám sát bán hàng sẽ không chỉ là người đại diện cho công ty đi lôi kéo người dùng, mà còn phải đứng ra đại diện cho khách hàng, giúp họ tiếp cận được với những ưu đãi tốt nhất của công ty.
Tham khảo thêm: Những kỹ năng thuyết phục khách hàng hiệu quả trong kinh doanh
Trên đây là rất nhiều thông tin quan trọng mà các bạn đang quan tâm đến việc làm giám sát bán hàng cần nắm được. Qua bài viết, các bạn có thể thấy rằng công việc giám sát bán hàng không phải một công việc dễ dàng khi đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm, kĩ năng phức tạp. Tuy nhiên đây cũng là một cơ hội nghề nghiệp, một vị trí tốt cho các bạn. Hy vọng những gì tôi cũng cấp đã giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm việc làm, cảm ơn đã quan tâm đến bài viết này !
=> Đọc thêm:
Bí quyết kinh doanh thành công là gì? Bài viết sau sẽ giúp quý vị biết phương pháp kinh doanh hiệu quả để giúp công ty ngày càng phát triển hơn.
12/11/2019
xem thêm
Việc đáp ứng được tốt và hiểu được nhu cầu của khách hàng sẽ làm cho doanh thu cửa hàng tăng cao. Vậy bí quyết tìm hiểu nhu cầu khách hàng thế nào?
12/11/2019
xem thêm
Doanh số bán hàng là gì? Nó có vai trò thế nào đối với doanh nghiệp? Làm sao để thúc đẩy doanh số bán hàng? Cùng đi tìm hiều chi tiết bài này.
12/11/2019
xem thêm